DIABESEL® 850

DIABESEL® 850
Số lần xem:
252

THÀNH PHẦN

Metformin hydroclorid............................ 850 mg

Tá dược: ................................................................... v.đ 1 viên

(Povidon K30, methocel K100, HPMC 606, magnesi stearat).

 

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Vỉ bấm. Vỉ 20 viên nén bao phim, hộp 3 vỉ.

CHỈ ĐỊNH

Diabesel được chỉ định điều trị đái tháo đường tuýp 2, đặc biệt là ở bệnh nhân béo phì, khi chế độ ăn và luyện tập không kiểm soát được đường huyết.

Người lớn: metformin có thể dùng đơn trị hoặc kết hợp với các thuốc đái tháo đường đường uống khác hoặc insulin.

Trẻ em trên 10 tuổi: metformin có thể dùng đơn trị hoặc phối hợp với insulin.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2) (xem mục Cảnh báo và thận trọng).

-Bệnh nhân đã có tiền sử quá mẫn với metformin hoặc bất kỳ thành phần khác của thuốc.

-Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường.

-Tình trạng tiền hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường.

-Các bệnh cảnh cấp tính làm thay đổi chức năng thận như: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
-Các bệnh có thể gây nên giảm oxy mô (suy tim mất bù, nhồi máu cơ tim mới, suy hô hấp, sốc).

-Suy gan, ngộ độc rượu cấp, nghiện rượu.

LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG

*Liều khuyến cáo

-Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500 mg, một lần/ngày, dùng đường uống.

-Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500 mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần. Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg/ngày.

*Khuyến cáo sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận

-Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó.

-Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2.

-Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30-45 mL/phút/1,73 m2.

-Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ-lợi ích khi tiếp tục điều trị.

Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 mL/phút/1,73 m2 (xem mục Chống chỉ định, mục Cảnh báo và thận trọng).

*Ngừng sử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod.

Trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng từ 30-60 mL/phút/1,73 m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định (xem mục Cảnh báo và thận trọng).

Người lớn:

Đơn trị liệu và phối hợp với thuốc đái tháo đường đường uống khác:

Liều khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850 mg metformin, uống 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, trong hoặc sau bữa ăn.

Sau 10-15 ngày, liều dùng nên được điều chỉnh dựa trên kết quả đường huyết.

Liều tối đa metformin là 3000 mg/ngày, chia 3 lần.

Kết hợp với insulin:

Metformin và insulin có thể được sử dụng trong liệu pháp phối hợp giúp ổn định đường huyết tốt hơn. Liều metformin khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850 mg, uống 2 hoặc 3 lần mỗi ngày và liều insulin được điều chỉnh dựa trên kết quả đường huyết.

Người cao tuổi: Điều chỉnh liều lượng dựa trên chức năng thận. Cần đánh giá chức năng thận
thường xuyên (xem mục Cảnh báo và thận trọng).

Benh nhân suy thận:

Độ lọc cầu thận

GFR (ml/phút)

Tổng liều tối đa hàng ngày (chia 2-3 lần/ngày)

Cân nhắc thêm khi sử dụng

60-89

3000 mg

Giảm liều có thể được xem xét liên quan đến giảm chức năng thận

45-59

2000 mg

Trước khi điều trị metformin, cần xem xét các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic (xem phần Cảnh báo và Thận trọng).

Liều khởi đầu bằng ½ liều tối đa.

30-44

1000 mg

< 30

-

Chống chỉ định dùng metformin

Trẻ em (10 tuổi trở lên):

Đơn trị liệu và phối hợp với insulin

  • Liều khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850 mg metformin 1 lần/ngày, trong hoặc sau bữa ăn.

Sau 10-15 ngày, liều dùng nên được điều chỉnh dựa trên kết quả đường huyết. Liều tối đa là 2000 mg/ngày, chia 2-3 lần.

Metformin hydroclorid................................................ 850 mg

Tá dược: ................................................................... v.đ 1 viên

(Povidon K30, methocel K100, HPMC 606, magnesi stearat).

Diabesel được chỉ định điều trị đái tháo đường tuýp 2, đặc biệt là ở bệnh nhân béo phì, khi chế độ ăn và luyện tập không kiểm soát được đường huyết.

Người lớn: metformin có thể dùng đơn trị hoặc kết hợp với các thuốc đái tháo đường đường uống khác hoặc insulin.

Trẻ em trên 10 tuổi: metformin có thể dùng đơn trị hoặc phối hợp với insulin.

- Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2) (xem mục Cảnh báo và thận trọng).

- Bệnh nhân đã có tiền sử quá mẫn với metformin hoặc bất kỳ thành phần khác của thuốc.

- Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường.

- Tình trạng tiền hôn mê ở bệnh nhân tiểu đường.

- Các bệnh cảnh cấp tính làm thay đổi chức năng thận như: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
- Các bệnh có thể gây nên giảm oxy mô (suy tim mất bù, nhồi máu cơ tim mới, suy hô hấp, sốc).

- Suy gan, ngộ độc rượu cấp, nghiện rượu.

Liều khuyến cáo

-Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500 mg, một lần/ngày, dùng đường uống.

-Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500 mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần. Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg/ngày.

*Khuyến cáo sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận

-Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó.

-Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2.

-Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30-45 mL/phút/1,73 m2.

-Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ-lợi ích khi tiếp tục điều trị.

Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 mL/phút/1,73 m2 (xem mục Chống chỉ định, mục Cảnh báo và thận trọng).

*Ngừng sử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod.

Trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng từ 30-60 mL/phút/1,73 m2, trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừng metformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định (xem mục Cảnh báo và thận trọng).

Người lớn:

Đơn trị liệu và phối hợp với thuốc đái tháo đường đường uống khác:

Liều khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850 mg metformin, uống 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, trong hoặc sau bữa ăn.

Sau 10-15 ngày, liều dùng nên được điều chỉnh dựa trên kết quả đường huyết.

Liều tối đa metformin là 3000 mg/ngày, chia 3 lần.

Kết hợp với insulin:

Metformin và insulin có thể được sử dụng trong liệu pháp phối hợp giúp ổn định đường huyết tốt hơn. Liều metformin khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850 mg, uống 2 hoặc 3 lần mỗi ngày và liều insulin được điều chỉnh dựa trên kết quả đường huyết.

Người cao tuổi: Điều chỉnh liều lượng dựa trên chức năng thận. Cần đánh giá chức năng thận
thường xuyên (xem mục Cảnh báo và thận trọng).

Benh nhân suy thận:

Độ lọc cầu thận

GFR (ml/phút)

Tổng liều tối đa hàng ngày (chia 2-3 lần/ngày)

Cân nhắc thêm khi sử dụng

60-89

3000 mg

Giảm liều có thể được xem xét liên quan đến giảm chức năng thận

45-59

2000 mg

Trước khi điều trị metformin, cần xem xét các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic (xem phần Cảnh báo và Thận trọng).

Liều khởi đầu bằng ½ liều tối đa.

30-44

1000 mg

< 30

-

Chống chỉ định dùng metformin

Trẻ em (10 tuổi trở lên):

Đơn trị liệu và phối hợp với insulin

  • Liều khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850 mg metformin 1 lần/ngày, trong hoặc sau bữa ăn.

Sau 10-15 ngày, liều dùng nên được điều chỉnh dựa trên kết quả đường huyết. Liều tối đa là 2000 mg/ngày, chia 2-3 lần.

Email tư vấn:

Trụ sở chính 

702 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, TP.HCM

Tel : (+84.028) 3931-5518

Fax: (+84.028) 3931-5520

Văn phòng đại diện tại Hà Nội

Số 9 Nguyên Hồng, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội

Tel : (+84.24) 3537-7253

Fax : (+84.24) 3538-0472

Nhà máy Resantis Việt Nam

Số 01 VSIP, Đường Số 3, KCN Việt Nam-Singapore, Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: (+84.274) 3768-809

Fax: (+84.274) 3768-818

Copyright © 2022. All Right Reserved

Thiết kết website Webso.vn
RESANTIS VIETNAM